Những Kinh Nghiệm Giúp Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết
Những tháng gần đây, trên khắp cả nước bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng lan rộng và bùng phát mạnh mẽ. Các ca bệnh nhập viện vì sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Đến nay, cả nước ghi nhận có hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết và con số này đang tiếp tục gia tăng. Đây là những con số đáng báo động, cho thấy bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra rất phức tạp và là nguy cơ đáng lo ngại, nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Vậy làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết? Cùng đọc những chia sẽ của bài viết dưới đây.
Muỗi vằn làm lay lan virus Dengue gây sốt xuất huyết
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
- Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) chứa virus Dengue gây ra. Muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người lành.
- Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, bệnh diễn ra rất phổ biến trên cả nước kể cả thành thị và nông thôn, bùng phát mạnh nhất thành dịch thường vào mùa mưa, do muỗi có điều kiện sinh sản.
- Tuy nhiên, gần đây, dù cả nước chưa bước vào mùa mưa, thời tiết vẫn còn oi nóng, thì bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng một cách chóng mặt, đã có những ca tử vong vì bệnh, nhất là tại địa bàn các tỉnh phía Nam và miền Trung, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
2. Những triệu chứng sốt xuất huyết gì?
- Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết khá phong phú, có những triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng khiến người bệnh khó phân biệt giữa bệnh sốt xuất huyết với bệnh cảm, sốt thông thường.
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh là người bệnh có dấu hiệu sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu,…Ở trẻ em, bệnh xuất hiện với các triệu chứng đau bụng, đau họng. Vì thế bố mẹ nên chú ý để phát hiện sớm.
Bệnh sốt xuất huyết tiến triển qua các giai đoạn như sau:
-
Thời kỳ ủ bệnh:
Diễn ra từ 3 – 6 ngày, có thể kéo dài 15 ngày. Đây là giai đoạn rất khó để phát hiện bệnh sốt xuất huyết so với cảm cúm, cảm lạnh, sốt thông thường. Do đó người nhà và người bệnh cần chú ý phát hiện sớm, không chủ quan.
-
Giai đoạn sốt:
– Diễn ra trong 3 ngày đầu kèm theo các triệu chứng như:
– Người bệnh đột nhiên bị sốt cao, có khi lên tới 39 – 40 độ C.
– Có thể bị buồn nôn, nôn mửa, chán ăn.
– Đau nhức đầu, hốc mắt, các khớp, mỏi cơ, uể oải, có thể có hiện tượng viêm long đường hô hấp trên.
– Có khả năng xuất hiện các nốt xuất huyết ở dưới da.
Khi gặp một trong các triệu chứng này, người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị, tuyệt đối không chủ quan tự chữa trị ở nhà, tránh khiến bệnh tiến triển nặng thêm.
-
Giai đoạn hạ sốt ( giai đoạn nguy hiểm):
Thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh. Người bệnh có xu hướng hạ sốt do đó rất nhiều người bệnh đã chủ quan cho rằng bệnh đã thuyên giảm mà không biết rằng đây là giai đoạn rất nguy hiểm. Người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện điển hình như sau:
-
Xuất hiện các vết phát ban nổi dần trên bề mặt da, cảm thấy ngứa ngáy.
-
Chảy máu cam, hoặc chảy máu lợi, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
-
Xuất huyết đường tiêu hóa: đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân đen, nôn mửa ra máu tươi hoặc cục máu đông.
-
Xuất huyết trong ổ bụng hoặc xuất huyết não gây nguy hiểm tới tính mạng.
-
Hạ huyết áp do thiếu nước, không bù đủ dịch, giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới sốc.
-
Các biểu hiện khác như: đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít, đầu đau dữ dội, người mệt mỏi không có sức lực.
Tuy nhiên, có những trường hợp nhiễm bệnh, người bệnh không xuất hiện các triệu chứng nêu trên, có thể tự khỏi sau một tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm bất ngờ, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Giai đoạn phục hồi sau bệnh
Người bệnh đỡ mệt mỏi, đi tiểu nhiều, thèm ăn, tiểu cầu tăng.
3. Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
- Nhiều người chủ quan cho rằng, bệnh sốt xuất huyết không nguy hiểm, chỉ là sốt thông thường. Tuy nhiên, thực tế, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây biến chứng nặng và tỉ lệ tử vong cao.
- Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đều chưa có thuốc đặc trị về bệnh này, chỉ có thể điều trị bằng cách dùng thuốc hạ sốt và tích cực truyền dịch khi đã nhiễm bệnh. Do đó, việc phòng bệnh sốt xuất huyết chính là phương pháp tối ưu nhất giúp chúng ta tránh được bệnh sốt xuất huyết.
4. Làm cách nào để phòng bệnh xuất xuất huyết?
Để phòng bệnh sốt xuất huyết chúng ta cần phải lưu ý các điểm sau:
- Thứ nhất, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Sốt xuất huyết do muỗi vằn lay lan, do đó, việc tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy là điều rất quan trọng. Chúng thường sống ở những nơi có nước, vì vậy cần thường xuyên thay rửa chum, bể, tránh ao tù, nước đọng, giữ môi trường sống xung quanh khô ráo, thoáng mát, hạn chế ruồi muỗi sinh sản.
- Thứ hai, dùng hóa chất để diệt bọ gây, loẵng quăng, vệ sinh các đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ, loại bỏ các vật dụng phế thải, lật úp chum, bát, thau, vại khi không sử dụng.
- Thứ ba, ngủ màn, mùng ngay cả khi ban ngày hoặc không có muỗi, dùng bình xịt muỗi, xịt côn trùng, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
- Thứ tư, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các triệu chứng sốt, mệt mỏi để được thăm khám, không chủ quan, tự điều trị ở nhà.
- Thứ năm, cần tăng cường sức đề kháng cho bản thân, thường xuyên bổ sung các vitamin và dưỡng chất nhằm nâng cao sức đề kháng cho bản thân.
Một trong những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết là tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy
5. Cần bổ sung gì các dưỡng chất gì khi bị sốt xuất huyết?
Bổ sung vitamin và khoáng chất rất cần thiết giúp người bệnh phục hồi sức khỏe
a. Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng
- Khi bị mắc sốt xuất huyết, người bệnh có thể bị mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên việc bảo đảm dinh dưỡng cho người bệnh là rất cần thiết để giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua cơn sốt, phục hồi cơ thể. Khi bị mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần tránh ăn những thức ăn, thực phẩm nhưu sau: ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ (tiết canh, sô cô la, cà phê, các loại đậu sẫm màu..) vì dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, tránh thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Người bệnh nên : uống nhiều nước, an thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm giúp cơ thể nhanh phục hồi.
- Đối với trẻ em, phụ huynh còn cần phải lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ như: siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn…. Khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau (như thuốc bột hoặc sirô thuốc uống khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn khi trẻ ngủ …).
b. Bổ sung các viên uống tăng cường sức đề kháng
- Người sau khi bị mắc sốt xuất huyết, rất cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thực phẩm chức năng cũng là một giải pháp tối ưu giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Người sau khi bị sốt xuất huyết rất cần bổ sung các vi chất tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Vitamin C được xem là “thần dược”giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mọi người, rất tốt cho người vừa mới khỏi sốt xuất huyết. Thực phẩm chức năng chứa Vitamin C giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể được nhiều người tin dùng.
- Đối với trẻ khi bị mắc sốt xuất huyết, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều món ăn có chứa thực phẩm giàu vitamin D, A, kẽm, sắt… Ngoài bữa ăn chính nên cho trẻ uống thêm sữa, nước cam hoặc sinh tố để bổ sung vitamin và khoáng chất.
c. Mua thực phẩm chức năng chứa Vitamin C ở đâu chính hãng và giá tốt?
- Megavita.com.vn là lựa chọn tốt nhất cho bạn, cam kết luôn chọn lọc và mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chính hãng và chất lượng; hoàn tiền 100% hoặc đổi trả nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái thương hiệu.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, vì vậy cần phòng bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.