Chăm Sóc Sức Khỏe

Vì Sao Cần Thiết Phải Bổ Sung Vitamin Cho Cơ Thể

Vì Sao Cần Thiết Phải Bổ Sung Vitamin Cho Cơ Thể

Vì Sao Cần Thiết Phải Bổ Sung Vitamin Cho Cơ Thể

Bạn từng nghe nói phải bổ sung vitamin cho cơ thể? Vậy bạn đã hiểu đúng về vitamin chưa? Cách để bổ sung vitamin đúng cách cho cơ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết này nhé!

Vitamin có vai trò quan trọng với cơ thể

I. Vitamin là gì?

Vitamin thuộc nhóm chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cần thiết duy trì mọi hoạt động của cơ thể. Vitamin nói riêng là nhóm chất hữu cơ, hầu như cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung thông qua các thực phẩm và sản phẩm hỗ trợ.

II. Tầm quan trọng của vitamin với cơ thể

Dù cơ thể cần với lượng ít, nhưng thiếu vitamin cơ thể không thể duy trì các hoạt động bình thường. Bởi vitamin tham gia và đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

  • Tham gia vào quá trình cấu tạo nên các tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào trong cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể để cung cấp cho các hoạt động sống.
  • Có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành nhanh chóng các tổn thương tế bào.

Vậy thiếu vitamin sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào?

III. Thiếu vitamin ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

1. Thiếu vitamin dẫn đến mắc phải một số bệnh lý

Sự cần thiết của vitamin với cơ thể cho thấy, nếu thiếu vitamin sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng, gây ra nhiều bệnh tật không mong muốn. Một số bệnh do thiếu vitamin gây nên như:

  • Thiếu vitamin D: gây ra các bệnh về xương khớp: còi xương, chậm lớn ở trẻ nhỏ, loãng xương, dễ gãy xương khi về già, hệ miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư
  • Thiếu vitamin nhóm B:  thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù, nứt da do thiếu vitamin B3, thiếu vitamin B7 gây rụng tóc, phát ban,…
  • Thiếu vitamin A: thị lực kém, dễ bị mắc bệnh quáng gà, khô mắt.
  • Thiếu vitamin C: hệ miễn dịch bị suy giảm, chảy máu chân răng, viêm lợi,…
  • Thiếu vitamin K: máu chảy không kiểm soát.

2. Dấu hiệu nào nhận biết cơ thể thiếu vitamin?

Để biết được chính xác cơ thể đang thiếu hụt loại vitamin nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của cơ thể sau đây, cảnh báo bạn đang thiếu vitamin. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin.

  • Thường xuyên loét, lỡ miệng, nhiệt miệng, khô môi, cơ thể mệt mỏi, strees: đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin B.
  • Dễ nổi mụn trứng cá, tóc khô, da kém mịn màng
  • Đầu các chi thường xuyên bị ngứa, tê bì
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Ăn không tiêu, tiêu chảy
  • Hay bị chảy máu, vết thương lâu lành: do thiếu vitamin K
  • Xương khớp thường xuyên bị đau nhức: do thiếu vitamin D

3. Nguyên nhân cơ thể bị thiếu vitamin

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng hoặc không biết cách cân bằng dinh dưỡng các bữa ăn, quá thừa hoặc quá thiếu một nhóm chất nào đó khiến cơ thể khó hấp thụ được vitamin.
  • Bệnh lý về tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thụ vitamin kém.
  • Dùng thuốc kháng sinh dài, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tiêu diệt.
  • Lượng vitamin cần thiết cung cấp chưa đủ cho lứa tuổi. Ở mỗi độ tuổi nhất định, loại vitamin dung nạp vào cơ thể phải phù hợp, do đó, bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin so với nhu cầu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ em.

IV. Cơ thể cần bổ sung các loại vitamin nào?

Vitamin được chia làm 2 nhóm chính: vitamin tan trong chất béo (A, D, E,  K) và vitamin tan trong nước ( C, B). Các nghiên cứu cho thấy, có trên 30 loại vitamin khác nhau. Có 13 loại vitamin cần cần thiết bổ sung cho cơ thể.

1. Vitamin A

Vitamin A hay còn gọi là retinol, thuộc nhóm vitamin tan trong dầu. Vitamin A có tác dụng hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, chống lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Một số thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin A : gan, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, rau bina, trứng, sữa, bí ngô,…

2. Các Vitamin nhóm B

Một số thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B tan trong nước, nhóm vitamin này rất đa dạng từ vitamin B1 – B12,  mỗi vitamin nhóm B có vai trò khác nhau. Dưới đây là một số vitamin tiêu biểu thuộc nhóm B cơ thể cần được bổ sung:

Vitamin B1: giúp tăng cường trí não, phòng chống các bệnh về tim mạch, ngừa bệnh Alzheimer và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm giàu vitamin B1: các loại đậu, ngũ cốc, quả bơ, men bia, đậu nành, yến mạch, trứng, thịt, cá,…

Vitamin B6: có tác dụng giảm cholesterol, ngừa nguy cơ xơ vỡ động mạch, sỏi thận. Vitamin B6 có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, bò,…

Vitamin B7: giúp tổng hợp glucose chuyển hóa thành năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Vitamin B2: có khả năng ngăn ngừa phát ban, hỗ trợ thị lực, chống oxy hóa, ngừa bệnh thiếu máu, chăm sóc da và tóc,…Có thể bổ sung vitamin B2 bằng các thực phẩm sau: hạnh nhân sữa, trứng, phô mai,..

Vitamin B12: tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thần kinh vào não bộ hoạt động bình thường. Vitamin B12 có nhiều trong thịt, sữa, nội tạng động vật, thịt gia cầm, động vật,..

Ngoài ra, còn có các loại vitamin B3, B9, B5,…là những vitamin cần phải bổ sung cho cơ thể.

3. Vitamin C

Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, một loại vitamin rất quen thuộc với tất cả mọi người. Tác dụng nó giúp tăng cường sức đề kháng, có khả năng tổng hợp collagen, hỗ trợ làm đẹp da, chống oxy, ngừa ung thư.

Thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung: các loại trái cây họ cam, chanh, ổi, dâu tây, cà chua, kiwi,…

Một số thực phẩm giàu vitamin C

4. Vitamin D

Vitamin D thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của xương khớp, tham gia vào quá trình tổng hợp canxi, giúp xương chắc khỏe, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời, sữa, dầu oliu, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

>>>Vitamin D và 9 điều cần biết giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Một số thực phẩm giàu vitamin D

5. Vitamin E

Vitamin E tan trong dầu, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng, chống lão hóa, hỗ trợ làm đẹp da,…

Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng các loại thực phẩm như: các sản phẩm từ sữa, dầu đậu nành, dầu hướng dương, ngũ cốc nguyên hạt, bơ,…

>>>Vai trò và cách bổ sung vitamin E tốt nhất cho cơ thể

Một số thực phẩm giàu vitamin E

6. Vitamin K

Vitamin K hỗ trợ cơ thể tổng hợp protein, canxi, nó tác dụng lên quá trình đông máu. Nếu thiếu vitamin K, máu sẽ bị khó đông, vết thương lâu lành.

Một số thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có trong các loại thực phẩm sau: gan động vật, thịt, cá, các loại rau có màu sẫm, súp lơ, bông cải,…

Trên đây là một số loại vitamin phổ biến, rất cần thiết cho sức khỏe và dễ dàng tìm thấy thông qua các thực phẩm. Hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học và đa dạng thực đơn dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin cho cơ thể nhé.

V. Bổ sung vitamin như thế nào là đúng cách?

1. Bổ sung vitamin bằng cách nào?

  • Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ cho cơ thể, tuy nhiên do cơ thể hầu như không có khả năng tự tổng hợp được, vì vậy vitamin cần được bổ sung vào cơ thể từ các sản phẩm bên ngoài.
  • Có 2 cách giúp bạn bổ sung vitamin cho cơ thể: bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày và các sản phẩm TPCN chứa vitamin.
a. Bổ sung bằng các thực phẩm hàng ngày
  • Để bổ sung các vitamin bằng thực phẩm, bạn nên lựa chọn và chú ý đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, chọn các thực phẩm chứa vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không đảm bảo rằng bạn đã cung cấp lượng vitamin đủ với nhu cầu của cơ thể hay chưa, đối với những người bận rộn, vitamin không thể bổ sung lượng vitamin đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy làm thế nào để bổ sung vitamin đủ cho cơ thể nhưng không mất nhiều thời gian? Đừng lo, các thực phẩm bổ sung vitamin sẽ hỗ trợ bạn.
b. Bổ sung bằng các TPCN chứa vitamin

  • Hiện nay, trên thị trường để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng nói chung, các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe ra đời, càng khẳng định được vị trí và tác dụng đối với người tiêu dùng. Đối với nhu cầu bổ sung vitamin cho từng đối tượng, các thực phẩm vitamin rất đa dạng và phong phú như: TPCN bổ sung vitamin A, B, C, D, E,..và Mulvitamin (vitamin tổng hợp).
  • Khác với các sản phẩm vitamin đơn giản, Mulvitamin chính là vitamin tổng hợp hay còn được biết đến là các chế phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trong mỗi mulvitamin chứa các vitamin có khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đáp ứng nhu cầu cần vitamin của cơ thể.
  • Việc bổ sung vitamin phải phù hợp với từng độ tuổi khác nhau do mỗi lứa tuổi có nhu cầu vitamin khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin dưới dạng các viên uống, nên chú ý đến liều lượng tối đa cho phép.

VI. Một số lời khuyên khi sử dụng vitamin

  • Vitamin chứa nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày, nên ăn uống đúng và đủ sẽ đáp ứng vitamin nhu cầu vitamin cho cơ thể.
  • Sử dụng vitamin đúng liều lượng cơ thể cho phép.
  • Chỉ sử dụng vitamin khi cơ thể không đáp ứng đủ vitamin thông qua ăn uống.
  • Ưu tiên sử dụng vitamin bằng đường uống, chỉ sử dụng đường tiêm khi hệ tiêu hóa không hỗ trợ hấp thụ vitamin được.
  • Không nên sử dụng một loại vitamin kéo dài.
  • Sử dụng vitamin ở liều cao có thể gây ra một số kích ứng, ví dụ vitamin C: gây loét dạ dày,..

VII. Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể bổ sung thừa vitamin?

Thiếu vitamin khiến chúng ta mắc phải các bệnh lý, tuy nhiên, dư thừa vitamin cũng khiến sức khỏe gặp phải các vấn đề. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung đủ lượng vitamin phù hợp với cơ thể.

  • Thừa vitamin A gây nhiễm độc gan.
  • Thừa vitamin B6: gây bệnh thần kinh ngoại biên
  • Thừa vitamin D hoặc C: gây sỏi thận.
  • Thừa sắt: gây táo bón
  • Thừa i-ốt: gây các bệnh về tuyến giáp,…

Do đó, khi bổ sung vitamin cho cơ thể, bạn nên bổ sung đủ liều lượng và đúng cách, có như vậy vitamin mới có thể phát huy được tác dụng với cơ thể.

VIII. Thời điểm nào bổ sung các vitamin hiệu quả

1. Thời điểm bổ sung tốt nhất các vitamin tan trong nước

  • Đối với vitamin hòa tan trong nước: vitamin C, B và axit folic, được hấp thu tốt hơn khi dạ dày trống rỗng. Vì thế, thời điểm tốt nhất để sử dụng vitamin này là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng tầm 30 phút hoặc hai giờ sau khi ăn. Nếu bổ sung dư thừa, các vitamin này sẽ được đào thải qua đường tiểu.

2. Thời điểm bổ sung tốt nhất các vitamin tan trong chất béo

  • Đối với những vitamin tan trong chất béo:  A, K, E, D, do được hấp thu cùng với các chất dầu mỡ, vì vậy để vitamin tan trong chất béo hấp thu tốt thì nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Điều cần lưu ý, đối với các vitamin này nếu bổ sung dư thừa, sẽ được dữ trữ trong các mô mỡm gan, dùng liều cao sẽ gây hại đến sức khỏe do không được đào thải qua đường tiểu. Ví dụ: vitamin E nên được uống vào buổi sáng và kết hợp sử dụng các thực phẩm: trứng, cá, sữa, bơ,…vì loại vitamin này tan trong chất béo.

Trên đây là các thông tin về vitamin mà chúng tôi chia sẽ với các bạn, hy vọng với những thông tin hữu ích này, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin với cơ thể.

>>>Xem thêm top 10 sản phẩm vitamin tổng hợp cho nữ giới tốt nhất hiện nay

>>>Top 10 sản phẩm vitamin tổng hợp cho nam giới tốt nhất hiện nay

Megavita hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết chăm sóc và tư vấn sức khỏe sau!