Chăm Sóc Sức Khỏe

Các Bệnh Mùa Hè Trẻ Thường Mắc Phải Và Cách Chủ Động Phòng Tránh

Bệnh Mùa Hè Trẻ Thường Mắc Phải Và Cách Chủ Động Phòng Tránh

Bệnh Mùa Hè Trẻ Thường Mắc Phải Và Cách Chủ Động Phòng Tránh

Trẻ em là độ tuổi rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa, hệ miễn dịch của trẻ khá kém, thường gặp phải các bệnh do vi rút, vi khuẩn tấn công, trẻ thường mắc các bệnh lý về đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc, các bệnh truyền nhiễm…Vậy bố mẹ cần làm thế nào để phòng tránh các bệnh mùa hè ở trẻ?

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Trẻ em là độ tuổi nhạy cảm, dễ mắc các bệnh vào mùa hè

I. Trẻ thường mắc bệnh nào vào mùa hè?

  • Thời tiết mùa hè nắng nóng kèm theo mưa thất thường, đây là cơ hội các loại cho các loại vi rút, vi khuẩn tấn sinh sổi, làm lây lan dịch bệnh.
  • Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu dễ bị mắc bệnh nhất. Vì thế bố mẹ cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ và chú ý phòng tránh một số bệnh thường gặp vào mùa hè cho trẻ. Theo các nghiên cứu, có 10 loại bệnh thường gặp vào mùa hè bố mẹ cần chủ động phòng tránh cho trẻ.

1. Sốt xuất huyết

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Muỗi vằn làm lây lan bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân:

  • Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, muỗi vằn là vật trung gian gây lay lan dịch bệnh từ người bệnh sang người lành. Bất kỳ ai cũng có thể mắc loại bệnh này nếu không chủ động phòng tránh. Mùa hè, không khí ẩm, mưa thất thường là điều kiện rất thuận lợi lây lan bệnh.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết:

  • Có thể phát hiện bệnh sốt xuất huyết thông qua các triệu chứng sau: sốt cao liên tục kéo dài, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, dưới da xuất hiện các đốm màu đỏ từ 4 – 6 ngày. Các triệu chứng ban đầu của bệnh khá dễ nhầm với bệnh cảm cúm thông thường, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong. Trẻ em – đối tượng chưa biết cách chủ động phòng tránh bệnh, bố mẹ cần lưu ý đến sức khỏe của trẻ để nhanh chóng phát hiện.
  • Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam đều chưa có thuốc đặc trị, vì thế chủ động phòng tránh bệnh là giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
  • Đối với trẻ em khi mắc sốt xuất huyết, phụ huynh còn cần phải lưu ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ như: siro, thuốc bột pha uống và viên đạn đặt hậu môn…. Khi cần thiết phải phối hợp nhiều dạng thuốc khác nhau (như thuốc bột hoặc sirô thuốc uống khi trẻ thức kèm viên đặt hậu môn khi trẻ ngủ …).

Cách phòng tránh bệnh xuất sốt huyết ở trẻ:

  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh ao tù, nước động, tiêu diệt môi trường sống của muỗi.
  • Cho trẻ ngủ có mùn, màn kể cả ban ngày, dùng bình xịt muỗi, xịt côn trùng, kem xoa muỗi,…đề phòng muỗi đốt.
  • Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ gặp các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, phát ban để được thăm khám, không chủ quan, tự điều trị ở nhà.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các thực phẩm hàng ngày và các viên uống bổ sung vitamin, tăng cường đề khánh cho trẻ.

2. Sởi

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Bệnh sởi ở trẻ em

Nguyên nhân:

  • Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxoviridae gây ra, bệnh lây truyền rất nhanh thông qua đường hô hấp, tấn công những người có hệ miễn dịch kém, đối tượng thường mắc phải bệnh là trẻ em. Ở những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh sởi rất cao.

Triệu chứng mắc bệnh:

  • Triệu chứng dễ nhận biết bị bệnh sởi là người bệnh sẽ bị nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao, ho dai dẳng hoặc mắt đỏ. Khi gặp các triệu chứng này, bố mẹ thường rất dễ nhầm với biểu hiện của rôm sảy, dị ứng, thủy đậu, rubella… Không phát hiện kịp thời và do nhầm lẫn này thường dẫn đến cách phòng lây nhiễm, điều trị không đúng, làm cho bệnh sởi của trẻ tiến triển sang thể nặng, đồng thời dễ làm bệnh lan rộng thành dịch.
  • Trẻ mắc bệnh sởi có thể gặp phải những biến chứng từ nhẹ đến nặng như: tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não. Khi không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong khi mắc bệnh.

Cách phòng tránh bệnh sởi:

  • Cách phòng bệnh sởi ở trẻ hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Bố mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng sỏi sớm. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia của Bộ y tế, trẻ cần tiêm mũi thứ 1 ngay từ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc 18 tháng (vắc xin chứa thành phần sởi và rubella). Đồng thời, khi trẻ đến 12 tháng, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm mũi vắc xin phối hợp Sởi – Quai bị – Rubella để trẻ có thể được bảo vệ khỏi 3 bệnh này.
  • Để phòng tránh bệnh, bố mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho trẻ để nâng cao hệ miễn dịch, theo dõi, kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên, ngay khi phát hiện các triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi, sốt phát ban,..không nên chủ quan điều trị tại nhà mà nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất kịp thời phát hiện bệnh, thăm khám, điều trị tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế để không gây lay lan dịch bệnh.
  • Phụ nữ khuyến cáo rằng ở độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng vắc xin sởi trước khi mang thai để ngừa bệnh, khi mẹ bầu có dấu hiệu bị bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời tránh trường hợp vì mẹ nhiễm bệnh nên trẻ sinh ra bị dị dạng, sinh non, chết lưu, sẩy thai,…

3. Viêm não Nhật Bản

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Nguyên nhân:

  • Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản vào năm 1871. Bệnh do muỗi Culex làm trung gian truyền bệnh, loại muỗi này thường sống ở khu vực có ao tù nước động, đồng ruộng, ổ chứa virus thường là lợn, dơi, chim hoang dã. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, diễn ra quanh năm nhưng phức tạp nhất là vào mùa hè.  Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em từ 2 – 8 tuổi, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ có tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản rất cao.

Triệu chứng của viêm não Nhật Bản ở trẻ:

  • Bệnh thường khởi phát rất đột ngột, sốt cao trên 39 độ, đau đầu, nôn khan, người lờ đờ, chậm chạp, trẻ nhũ nhi còn có dấu hiệu khóc thét, bỏ bú…Một số trường hợp bố mẹ có thể nhầm lẫn với bệnh về đường tiêu hóa khi xuất hiện các triệu chứng  trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền phát kéo dài từ 1 – 4 ngày.
  • Ở giai đoạn toàn phát, trẻ  li bì, ít vận động và chơi đùa, ngủ gà, khó đánh thức, thậm chí rơi vào hôn mê, co giật cục bộ hoặc toàn thể, suy hô hấp, tím tái, vã nhiều mồ hôi. Bệnh để lại các di chứng nghiêm trọng, ở thể nhẹ có thể gây bại liệt nửa người, giảm trí nhớ, mất ngôn ngữ, rối loạn tâm thần. Ở thể nặng, bệnh nhân có các di chứng: gây động kinh, mất khả năng lao động, rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ:

Là căn bệnh nguy hiểm, để lại đến hơn 50% di chứng cho trẻ mắc phải, phụ huynh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ như sau:

  • Tiêm vắc – xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và tuân thủ quy định tiêm của chương trình tiêm chủng của Bộ y tế là giải pháp an toàn, hiệu quả, tiên tiến để ngừa bệnh cho trẻ.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh ao tù, nước động, dùng các chế phẩm hóa chất diệt muỗi – con vật trung gian gây bệnh.
  • Cho trẻ ngủ mùn, màn, thường xuyên thay quần áo cho trẻ, dùng kem xoa muỗi, xịt muỗi để phòng trẻ bị muỗi đốt.
  • Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc xa khu dân cư. Trẻ em ở nông thôn có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với trẻ em ở thành phố.

4. Viêm não mô cầu BC

Nguyên nhân viêm não mô cầu BC:

  • Viêm não mô cầu BC là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu có tên Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp rồi vào máu, có khi qua mạch bạch huyết. Bệnh xảy ra đột ngột, nguy cơ tử vong cao chỉ trong vòng 24h nếu phát hiện triệu chứng đầu tiên.

Triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu BC:

  • Dấu hiện nhận biết triệu chứng của bệnh là bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng, cũng có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên cơ thể. Tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 50 – 60%, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong của bệnh cũng khá cao từ 5 – 15%. Những trường hợp dù được điều trị khỏi bệnh vẫn để lại các di chứng  nghiêm trọng về hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến não, tâm thần, bại liệt, động kinh,..

Cách phòng tránh bệnh viêm não mô cầu BC:

  • Là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao cho trẻ, biện pháp tối ưu nhất giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh là phải tiêm vắc – xin  phòng ngừa bệnh. Theo khuyến cáo, trẻ cần được tiêm vắc xin viêm não mô cầu BC từ 6 tháng tuổi trở lên, cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 6 – 8 tuần.

5. Bệnh tay – chân – miệng

 

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Bệnh tay – chân – miệng ở trẻ em

Nguyên nhân tay – chân – miệng:

  • Bệnh tay – chân – miệng là loại bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ, vào mùa hè tỷ lệ trẻ mắc tay – chân – miệng tăng cao. Bệnh do virus Enterovirus gây ra, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây lan do tiếp xúc với chất dịch của người bệnh như: nước bọt, dịch tiết mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân – miệng.

Triệu chứng của bệnh tay – chân – miệng:

  • Bệnh xuất hiện ở trẻ với các triệu chứng sau:  ban đầu trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, chán ăn. Sau 1 – 2 ngày, xuất hiện các vết lỡ loét ở miệng, lưỡi, lợi, các đốm đỏ phỏng nước ở tay, chân, mông, đầu gối của trẻ.
  • Bệnh thường gặp ở những trẻ từ 3 – 6 tuổi, nhất là những trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo, cũng có trường hợp trẻ mắc phải khi ở độ tuổi lớn hơn.
  • Bệnh tay – chân – miệng tiến triển khá nhanh, do vậy phụ huynh nên tìm hiểu và nhận biết các triệu chứng kịp thời để nhanh chóng điều trị cho trẻ, vì bệnh có nguy cơ tử vong khá cao.
  • Nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời nếu trẻ sốt cao 39 độ, khó ngủ, quấy khóc, ly bì, co giật. Bệnh có thể trở năng gây viêm não, phù phổi, viêm cơ tiêm dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh bệnh tay – chân – miệng:

Bệnh tay – chân – miệng chưa các vắc – xin phòng bệnh, để chủ động phòng chống cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ với xà phòng trước và sau khi nấu ăn cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Thường xuyên lau rửa các vật dụng, bề mặt các vật sinh hoạt ngày ngày, đồ chơi của trẻ,…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm bệnh.

6. Bệnh tiêu chảy 

Nguyên nhân:

  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường ruột, nguyên nhân là do ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây nên. Thời tiết mùa hè nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiêu, môi trường ô nhiễm là điều kiện để vi khuẩn nảy sinh gây bệnh.
  • Ngoài ra, trẻ còn bị tiêu chảy cấp do các nguyên nhân khác như: bệnh Celiac, chứng kích thích ruột, bệnh Crohn, dị ứng thức ăn, ăn uống thức ăn không hợp vệ sinh, lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài.
  • Phổ biến nhất hiện nay, trẻ thường mắc bệnh tiêu chảy cấp do loại virus Rota gây ra. Virus này gây viêm dạ dày ruột cấp nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lây qua đường phân – miệng, tay – miệng và khả năng lây nhiễm rất cao. Trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ nhiễm rất cao vì thường xuyên tiếp xúc với đồ vật bằng tay – chân – miệng.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp:

  • Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bệnh là: trẻ đi tiêu phân lỏng, mùi hôi tanh, số lần đi tiêu nhiều hơn bình thường, trẻ quấy khóc nhiều, mệt mỏi, đau thắt bụng, khó ngủ,…Bệnh có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện sớm nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra, trẻ thường có các biểu hiện sau đây: trẻ nôn mửa từ 1 – 3 ngày, tiếp theo là nôn mửa và tiêu chảy, sốt, co giật.  Nhiễm virus Rota khiến trẻ bị mất nước nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ như suy dinh dưỡng và các biểu hiện khác. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong cao.

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ:

  • Để phòng ngừa bệnh, cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các vật dụng đồ chơi của trẻ,..
  • Cho trẻ tiêm phòng vắc – xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota đầy đủ tại các cơ sở y tế.
  • Đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, không bỏ bữa ăn của trẻ, bổ sung các vi chất kẽm và vitamin cho trẻ khi trẻ bị bệnh, giúp trẻ tránh tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng.

7. Bệnh cúm mùa

Nguyên nhân:

  • Bệnh cúm do virus cúm gây ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây trực tiếp giữa người với người, thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với nước bọt, dịnh họng có chứa virus.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa:

  • Biểu hiện nhiễm bệnh: sốt, ho, đau đầu, đau cơ, người mệt mỏi, đau họng, sổ mũi. Tình trạng ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy ( xảy ra nhiều nhất ở trẻ em). Bệnh có thể tiến triển nặng, gây tử vong vì biến chứng.

Cách phòng tránh bệnh cúm mùa:

  • Biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh là tiêm vắc – xin phòng bệnh, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn được khuyến cáo nên tiêm vắc – xin phòng bệnh hàng năm. Các đối tượng dễ nhiễm bệnh lưu ý cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ là: trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, nhân viên y tế, người mắc các bệnh lý mãn tính, người đi du lịch,…Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc – xin phòng bệnh trước tuổi sinh sản.
  • Cần thường xuyên vệ sinh, rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang nơi công cộng, che miệng khi ho, hắt hơi, hạn chế tiếp xúc nơi đông người để chủ động phòng tránh bệnh.

II. Một số biện pháp giúp phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Để chủ động phòng tránh các bệnh khi vào mùa nắng nóng cho trẻ như hiện nay, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp như sau:

1. Giúp trẻ tạo thói quen vệ sinh các nhân sạch sẽ

  • Ngoài việc bố mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, cần phải xây dựng cho trẻ thói quen tự giữ gìn vệ sinh cá nhân, hướng dẫn rửa tay thường xuyên, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi nô đùa, tiếp xúc với các vật kém vệ sinh,…vừa tạo thói quen cho trẻ vừa giúp trẻ loại bỏ các vi khuẩn, tác nhân gây hại đối với sức khỏe của mình.

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh đúng cách giúp trẻ tự bảo vệ khỏi virus, vi khuẩn

2. Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh

Đa số các bệnh trẻ mắc phải đều từ con đường ăn uống, vì thế bố mẹ nên chú ý thực hiện cho trẻ “ăn chín uống sôi”, ăn các thức ăn hợp vệ sinh, tránh cho trẻ ăn các thức ăn nhanh, không rõ nguồn gốc, không qua chế biến. Hệ tiêu hóa của trẻ khá kém, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý lựa chọn các loại sữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

3. Giữa gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Để tránh nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm, cần giữ gìn mô trường xung quanh sạch sẽ, tránh để ao tù, nước động, ẩm thấp là điều kiện sinh sôi của muỗi gây bệnh sốt xuất hiện, viêm màng não ở trẻ,…Ngoài ra, phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen ngủ có mùn, màn để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ mắc bệnh.

4. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

  • Để chủ động phòng ngừa các bệnh vào mùa nắng nóng cho trẻ, phụ huynh nên chủ động tiêm vắc – xin phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở y tế, tuân thủ theo chương trình tiêm chủng của Bộ y tế. Đây là biện pháp đầu tiên giúp trẻ hạn chế mắc phải các loại bệnh.

top-7-benh-mua-he-tre-thuong-mac-phai-va-cach-phong-tranh

Tiêm vắc – xin ngừa bệnh là giải pháp đầu tiên hạn chế trẻ mắc bệnh

5. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

  • Để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, phụ huynh cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua các thực phẩm hàng ngày, các thực phẩm chứa các vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ. Có thể sử dụng các sản phẩm viên uống giúp trẻ được bổ sung các dưỡng chất đầy đủ hơn, tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật.

III. Trẻ em cần bổ sung các chất dinh dưỡng như thế nào?

  • Để hạn chế việc trẻ mắc phải các bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng, phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh sẽ giúp trẻ được bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Đồng thời phụ huynh nên bổ sung thêm các viên uống hỗ trợ cho trẻ: có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, vitamin A, các vitamin nhóm B, C,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ trẻ trước sự thất thường của thời tiết nhất là các bệnh vào mùa nắng nóng như hiện nay.

IV. Nên mua các thực phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho trẻ ở đâu?

  • Để tăng cường khả năng chống chọi lại bệnh tật cho trẻ, phụ huynh nên chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các sản phẩm viên uống hỗ trợ tăng cường đề kháng, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.
  • Megavita.com.vn là lựa chọn hàng đầu, đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm 100% chính hãng giúp phụ huynh lựa chọn các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
  • Để chủ động phòng ngừa các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ, phụ huynh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ sẽ hạn chế nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh vào mùa nắng nóng.